Vay tín chấp và vay thế chấp khác nhau chỗ nào ?

Chuyên mục:

Tin Tức

Photo of author

By admin

Khi bạn đang có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, nên hiểu và phân biệt rõ vay tín chấp và vay thế chấp để từ đó có thể chuẩn bị thủ tục hồ sơ cho hợp lý.

Vay tín chấp là gì ?

Vay tín chấp là hình thức vay tiền mà khách hàng không cần phải cung cấp tài sản bảo đảm cho ngân hàng. Thay vào đó, ngân hàng sẽ dựa trên khả năng thanh toán của khách hàng để đưa ra quyết định cho vay. Chữ “tín” trong từ “uy tín”.

Cái gọi là “khả năng thanh toán của khách hàng” có thể dựa trên lịch sử tín dụng cũ, hồ sơ công việc, hoá đơn tiện ích, hay sim điện thoại của khách hàng,…. nghiễm nhiên không có cái gì là quyền sử dụng tài sản cả vì vay tín chấp không cần tài sản gì.

vay tin chap va vay the chap
Vay tín chấp thường có mức lãi suất cao hơn vay thế chấp

Vay tín chấp thường được sử dụng để chi tiêu cho các mục đích cá nhân như mua sắm, du lịch, trang trải chi phí gia đình, hoặc thanh toán các khoản nợ khác. Tuy nhiên, mức lãi suất của vay tín chấp thường cao hơn so với các hình thức vay có tài sản đảm bảo. Do đó, việc vay tiền nên được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rơi vào tình trạng nợ nần áp đảo.

Vay tín chấp còn gọi là vay không cần tài sản đảm bảo.

Vay thế chấp là gì ?

Vay thế chấp là một hình thức vay tiền mà người vay đưa tài sản của mình làm đảm bảo cho khoản vay. Tài sản này được gọi là tài sản thế chấp và thường là bất động sản như nhà đất hoặc tài sản cá nhân có giá trị như ô tô, nhà đất, tài sản đầu tư hoặc các khoản tiền gửi.

Khi vay thế chấp, người vay đưa giấy tờ tài sản thế chấp cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính như là bảo đảm cho khoản vay. Nếu người vay không trả được khoản vay, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có quyền thực hiện quyền thế chấp để thu hồi tiền vay bằng cách bán đấu giá tài sản thế chấp để trả lại khoản vay.

Vay thế chấp thường có lãi suất thấp hơn so với các khoản vay không có đảm bảo và thường được sử dụng để mua nhà hoặc tái tài trợ các khoản vay khác. Tuy nhiên, việc đưa tài sản làm đảm bảo cho khoản vay cũng có nghĩa là có rủi ro mất tài sản nếu không thể trả nợ được.

Khác với vay tín chấp, hình thức vay này vẫn cần giấy tờ chứng minh công việc, tất nhiên giấy tờ sở hữu tài sản là bắt buộc. Tài sản mang ra thế chấp không được đang trong trạng thái tranh chấp, phải chính chủ theo pháp luật quy định. Nếu tài sản chưa chính chủ phải đưa về chính chủ trước khi đi vay. Không chấp nhận giấy tờ sang nhượng viết tay.

Vay thế chấp gọi là vay có tài sản đảm bảo.

vay the chap ngan hang

So sánh Vay tín chấp và vay thế chấp

Hai hình thức vay trên có một số điểm khác nhau cơ bản dưới đây

Vay tín chấpVay thế chấp
Tài sản bảo đảmKhông
Người bảo lãnhKhông
Cần chứng minh thu nhậpKhông/Có
Thời hạn vay tối đa72 tháng20 năm
Lãi suất trung bình20%/năm trở lênKhoảng 15% trở xuống
Chấm điểm tín dụng khi nợ xấu
Rủi ro phía tổ chức cho vayCaoThấp
Làm hồ sơ onlineCó thểKhông
Chứng minh mục đích sử dụng vốnKhông

Những tổ chức tín dụng cho vay tín chấp lãi suất tốt nhất

Cake by vpbank

Hạn mức từ 5 đến 200 triệu

  • Hỗ trợ nợ xấu
  • Miễn phí thường niên, duy trì thẻ trọn đời
  • Miễn phí rút tiền tại tất cả cây ATM
ANDROID
IPHONE
Mb bank

Hạn mức tối đa 100 triệu

  • Khách hàng được chi tiêu trước, trả tiền sau.
  • Tận hưởng tối đa 45 ngày tín dụng không lãi suất
  • Phát hành một thẻ chính và tối đa 08 thẻ phụ cho người thân
ANDROID
AIPHONE
shinhan bank

Tối đa 200 triệu

  • Chi tiêu trước, thanh toán sau, ứng tiền mặt đến 100% hạn mức tín dụng.
vpbank

Tối đa 500 triệu

  • Trên 23 tuổi
  • Không hỗ trợ nợ xấu
techcombank

Hạn mức 70 triệu

  • Tích điểm VinID cho mọi chi tiêu.
  • Trả góp 7.2%/năm
Phát hành

Ngoài ra, còn nhiều công ty tài chính hỗ trợ vay tín chấp tiêu dùng với hồ sơ đơn giản chỉ cần căn cước công dân.

Ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất ưu đãi nhất

  • Ngân hàng Chính sách xã hội: Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
  • Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là Ngân hàng hoạt động theo mô hình Tổ chức tín dụng là hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Qũy tín dụng nhân dân; Làm đầu mối và giữ vai trò điều hoà vốn cho hệ thống Qũy tín dụng nhân dân.
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.

Mỗi một ngân hàng có những chính sách khác nhau để hỗ trợ người vay phù hợp nhu cầu vay cũng như thủ tục hồ sơ. Để biết thông tin cụ thể, khách hàng có thể đến phòng giao dịch của ngân hàng gần nhất để tìm hiểu.