Quy định lãi suất cho vay của pháp luật Việt Nam

Chuyên mục:

Vay Tín Chấp

Photo of author

By admin

Vay tiêu dùng đặc biệt là vay tiêu dùng tín chấp hiện nay đang được khá nhiều người ưa chuộng bởi tính thuận tiện trong cuộc sống. Thời gian giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp, giải ngân trong ngày,… Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp tranh chấp, kiện tụng về hợp đồng tín dụng do bên cho vay làm sai với pháp luật hoặc bên vay chưa hiểu hết về Quy định về lãi suất cho vay của Ngân hàng.

Cùng vaytieudungtoanquoc.com làm rõ một số vấn đề trên.

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy đinh về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Về cơ sở pháp lý quy định lãi suất cho vay

Theo Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Vay tiêu dùng, vay tín chấp là gì?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng cụ thể như sau:

  1. Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ô tô và sử dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.
  2. Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1 điều này bao gồm
    1. Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình;
    2. Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao;
    3. Chi phí sửa chữa nhà ở.
  3. Cho vay trả góp là hình thức cho vay của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thoả thuận trả nợ tiền gốc và tiền lãi theo nhiều kỳ hạn.
  4. Phương án sử dụng vốn là tập hợp các thông tin về tổng số tiền cần sử dụng, số tiền vay vốn, mục đích sử dụng vốn.

Nhu vậy có thể thấy, vay tín chấp là vay tiền với mục đích sử dụng vốn để tiêu dùng cho các nhân và gia đình, mua sắm phương tiện, đi lại, trang thiết bị,…

Trên thực tế chưa có một văn bản nào cụ thể về vay tín chấp. Chúng ta hiểu nôm là vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảm. Bên cho vay (ở đây thường là công ty tài chính) dùng một số yếu tố để đánh giá độ uy tín của khách hàng để giải ngân. Một số yếu tố như cơ quan, đơn vị đang làm việc, thời gian làm việc, mức lương, đóng bảo hiểm y tế, lịch sử tín dụng,…

Quy định lãi suất cho vay tín chấp, vay tiêu dùng

Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng

Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về mức lãi suất vay như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 về lãi suất, mức lãi suất vay tiền cũng theo thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm (nếu thỏa thuận không rõ thì sẽ là 10%/năm). Như vậy, từ năm 2017, trần lãi suất cho vay được nới thêm tới 6,5% (từ 13,5% lên 20%/năm). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ, các tổ chức tín dụng (TCTD) thì có được cho vay vượt mức lãi suất 20%/năm hay không với quy định mở rộng “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Theo Điều 9 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 18/2019/TT-NHNN thì lãi suất cho vay tiêu dùng quy định như sau:

Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhanh nân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi cho vay thấp nhất với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 7 thông từ này về khung lãi suất. Trong đó nêu cụ thể các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường và bảo đảm bù đắp được các chi phí rủi ro liên quan, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự phát triển của công ty tài chính

Quy định lãi suất cho vay tín chấp

Vay tín chấp giữa ngân hàng cũng như công ty tài chính với người vay sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng, không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi suất vay của Bộ luật Dân sự.

Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì lãi suất cho vay được quy định như sau:

“1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

  1. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
  2. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

  1. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.”
Quy định về lãi suất vay tiêu dùng

Tại sao lãi suất vay tiêu dùng, vay tín chấp lại cao hơn lãi suất bình thường ?

Mỗi một hình thức vay có những ưu nhược điểm khác nhau. Lãi suất cho vay tiêu dùng tín chấp thường cao hơn bình thường do không cần tài sản đảm bảo, giải ngân nhanh, ít thủ tục rườm ra, qua đó rủi ro của bên cho vay sẽ cao hơn.

Thực tế, vay tín chấp có rủi ro khá cao khi người vay không cần thế chấp tài sản gì.

Quy định lãi suất cầm đồ

Mức lãi suất cầm cố tài sản 2% /tháng rất ít các tiệm cầm đồ có thể đáp ứng được mà không thu thêm bất cứ một khoản phí nào. Ở trên thị trường Việt Nam hiện nay, mức lãi suất cầm cố tài sản theo quy định sẽ được chia làm 3 loại chính:

  1. Mức lãi suất thấp từ 2% – 3%/tháng
  2. Mức lãi suất trung bình từ 3% – 5%/tháng
  3. Mức lãi suất cao từ 5%/tháng trở lên

Nhiều khách hàng và các chuyên gia nhận định, mức lãi suất cầm đồ từ 2% – 5%/tháng là mức lãi suất hợp lý và trong khả năng chi trả của nhiều người. Đối với những cửa hàng cầm đồ áp dụng mức lãi suất cao hơn 5% thường làm ăn thiếu uy tín, núp bóng các tiệm cầm đồ, công ty tài chính để hoạt động cho vay nặng lãi với lãi suất cắt cổ. Bạn nên tránh xa những cửa hàng có mức lãi suất không minh bạch, không rõ ràng này để tránh dính phải những cái bẫy của họ.