Chi phí cơ hội là gì ? Cách tính chi phí cơ hội trong 3 gạch đầu dòng

Chuyên mục:

Tin Tức

Photo of author

By admin

Trong những bài giảng về kinh tế, sản xuất, phân tích dự án,.. chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần nghe đến chi phí cơ hội (opportunity cost). Và thực tế nó là một khái niệm đặc thù mà luôn phải phân tích.

Chi phí cơ hội là gì ?

Là phần lợi ích chênh lệnh giữa phương án kinh doanh có lợi nhuận tốt nhất và phương án bạn đang chọn. Phần lợi ích này bị mất đi khi đưa ra một phương án lựa chọn nhất định.

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi các sự lựa chọn. Giả sử trong túi bạn chỉ có 30 ngàn đồng mà bạn lại muốn ăn phở và cơm rang, lúc này bạn chỉ có thể lựa chọn một trong hai. Khi bạn lựa chọn thì chi phí cơ hội đã xuất hiện.

Hiển nhiên ta thấy khái niệm này được vận dụng rất nhiều vào thực tiễn.

chi-phi-co-hoi-la-gi-cach-tinh-chi-phi-co-hoi.
Cuộc sống luôn phải tính toán và lựa chọn

Tầm quan trọng trong nền kinh tế ?

Có liên quan trực tiếp đến nguyên tắc kinh tế khan hiếm: Chúng ta đã biết do nguồn lực hạn chế nên bắt buộc chúng ta bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ phải đưa ra lựa chọn về cách sử dụng các nguồn lực của mình để đạt được mục tiêu nhất định và chấp nhận bỏ qua một hoặc nhiều các lựa chọn khác.

Cách tính chi phí cơ hội:

OC = FO – CO

Trong đó:

  • OC (Opportunity cost)
  • FO (Return on best foregone option) là lợi nhuận của phương án tốt nhất
  • CO ( Return on chosen option) là lợi nhuận phương án được chọn.

Ví dụ về chi phí cơ hội

Cụ thể hơn một doanh nghiệp có 2 phương án kinh doanh để lựa chọn. Phương án A dự tính lợi nhuận thu về 50 triệu. Phương án B lợi nhuận thu về 65 triệu. Nếu chọn phương án A thì phần lợi nhuận chênh lẹch với phương án B là 65-50 = 15 triệu. Nếu như phương án B cũng chỉ thu về được 50 triệu lợi nhuận thì chi phí cơ hội là 0. Và ta gọi là không bị bỏ lỡ cơ hội. Nếu nhỏ hơn 0 thì lựa chọn của doanh nghiệp này đã đúng.

Chi phí cơ hội được sử dụng như thế nào ?

Đối với doanh nghiệp: Thường sử dụng để quyết định việc sử dụng tiền, tài sản, nguồn lực của mình một cách tốt nhất. Ví dụ:

  • Đầu tư phát triển sản phẩm mới.
  • Đầu tư công nghệ mới
  • Thay thế thiết bị cũ
  • Chi cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu.

Đối với cá nhân: Các chuyên gia khuyên bạn nên tính toán kỹ lưỡng cả về góc độ ngắn hạn và dại hạn. Mỗi khi đưa ra quyết định hãy tự vấn, tự so sánh xem có bị bỏ lỡ điều gì trong tương lai, lựa chọn có thực sự quan trọng với bạn không?,… Nó sẽ giúp bạn:

  • Tiết kiệm tiền bạc.
  • Tiết kiệm thời gian.
  • Đầu tư đúng hướng.
cach tinh chi phi co hoi

Lời kết:

  • Opportunity cost không phải lúc nào cũng liên quan đến tiền. Những tính đoán được sử dụng tốt nhất khi so sánh việc sử dụng cho cùng một nguồn lực.
  • Do tính trừu tượng nên Opportunity cost không thường xuyên xuất hiện trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên nó rất quan trọng cho các lãnh đạo mỗi khi đưa ra quyết định
  • Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm).

Tài liệu tham khảo: https://vi.wikipedia.org/

Tham khảo thêm vay tài chính lãi suất ưu đãi tại đây.